ĐOÀN HỌC SINH MIỀN NAM, TRƯỜNG 18 HƯNG YÊN THAM QUAN BẢO TÀNG

      Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn gửi gắm những tình cảm tin cậy và yêu thương vô hạn cho miền Nam ruột thịt. Trong suốt cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ và vô cùng anh dũng của dân tộc ta, từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 đến khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, non sông thu về một mối, do đặc điểm địa - chính trị mà miền Nam luôn “đi trước, về sau”, là nơi “đầu sóng ngọn gió” của các phong trào đấu tranh giành và giữ vững sự toàn vẹn của quốc gia và bao giờ cũng là “Thành đồng Tổ quốc”. Chính vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho miền Nam những tình cảm đặc biệt: Miền Nam luôn trong trái tim Người!

     Miền Nam là nơi Nguyễn Tất Thành bắt đầu hành trình ra đi tìm đường cứu nước, cũng là nơi lưu giữ phần mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc, người cha kính yêu của Bác, mà chưa một lần Bác được vào thăm. Có lẽ vì thế, miền Nam là điều gì đó trăn trở, là nỗi nhớ thương, là mảnh đất Người hằng ao ước vào thăm một lần mà chưa thực hiện được.

     Năm 1954, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng, cuộc kháng chiến chống Pháp 9 năm của nhân dân ta kết thúc thăng lợi bằng chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định Genève công nhận độc lập, chủ quyền và thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời để quân đội hai bên tập kết chuyển vùng, sau hai năm, năm 1956 sẽ tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

     Thực hiện sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng, nhân dân ta đã nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Genève từ tháng 4/1957, cán bộ, bộ đội và con em ở miền Nam đã tập kết ra miền Bắc. Người luôn quan tâm đến việc tổ chức đón tiếp đoàn, Người đã chỉ định đồng chí Nguyễn Văn Tạo, cán bộ miền Nam lúc ấy là Bộ trưởng Bộ Lao động làm Trưởng ban đón tiếp lực lượng tập kết tại bến Sầm Sơn, Thanh Hóa, Người đã căn dặn đồng chí: “Chú phải thay mặt Đảng, Chính phủ đón tiếp thế nào để tỏ được sự yêu thương, lo lắng, thâm tình của Đảng và Bác Hồ đối với đồng bào miền Nam ruột thịt, có đủ quần áo ấm, chăn bông cho tất cả, có khăn quàng cổ cho cụ già và xà phòng, khăn lông cho các cô có con mọn... chỉ đạo cả việc sắp xếp điều kiện ăn ở và việc làm cho đồng bào ổn định cuộc sống”. Người tranh thủ thời gian đi thăm hỏi, động viên, an ủi đồng bào, cán bộ, chiến sĩ ổn định tư tưởng, hiểu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của sự nghiệp cách mạng chung. Vì theo Người: "Mỹ sẽ thay chân Pháp tiếp tục xâm lược miền Nam, cuộc chiến tranh sẽ còn kéo dài nhiều gay go và gian khổ”. Mỗi lần nhớ về Bác, nhớ những tình cảm thiêng liêng, bao la rộng lớn Bác dành cho dân tộc Việt Nam, cho miền Nam làm xúc động triệu triệu trái tim của đồng bào.

     Nhân Kỷ niệm 77 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2022) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2022), chiều ngày 16/08/2022, Đoàn thầy cô và Học sinh miền Nam, Trường 18, Hưng Yên do đồng chí Nguyễn Đắc Dũng – Trưởng Ban liên lạc Học sinh miền Nam trường 18, Hưng Yên làm trưởng đoàn dâng hương, dâng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh và tham quan Bảo tàng.

    Một số hình ảnh:

1 Copy

4 Copy

2 Copy

3 Copy


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh

Số 1 Nguyễn Tất Thành
Phường 12 – Quận 4 – TP Hồ Chí Minh
Tel : (028) 38255740 - 39401053
Fax: (028) 39402060
Email: bt.cn.svhtt@tphcm.gov.vn 
@ 2013 All right Reverved
 

 

Giới Thiệu Bảo Tàng

Thời Gian Mở Cửa

Thứ ba  đến chủ nhật

Sáng  : 7h30 đến 11h30

Chiều : 13h30 đến 17h

Đường tới bảo tàng

bang do duong di