BÁO NGƯỜI LAO ĐỘNG DÂNG HƯƠNG, DÂNG HOA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – THAM QUAN BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

           Nhân dịp kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022) và Ngày Quốc tế lao động (01/5/1886 - 01/5/2022). Báo Người Lao động tổ chức Chương trình “Đạp xe đồng hành quảng bá thương hiệu Báo Người Lao Động” - “Hành trình về bảo tàng” nhằm phát huy tinh thần: “Xung kích – Sáng tạo – Đồng hành – Kết nối”, “Phát huy thế mạnh của Đoàn cơ quan báo chí, gắn hoạt độngchuyên môn với phong trào thanh niên”. 

         Sáng ngày 23 tháng 04 năm 2022, Đoàn Báo Người Lao động do các đồng chí Nguyễn Trường Hoàng – Chủ tịch Công đoàn; đồng chí Nguyễn Trần Minh Trí – Bí thư Chi đoàn làm trưởng đoàn đã dâng hương, dâng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh và tham quan nghe giới thiệu tiểu sử, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Bác Hồ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.

       Trong không khí trang nghiêm các đại biểu đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến công lao và sự hy sinh quên mình vì dân, vì nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã hiến dâng cả cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp; một tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, về tinh thần đoàn kết chiến đấu, về đạo đức cách mạng: Trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người; cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng.

        Không chỉ là một lãnh tụ thiên tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là người sáng lập nền báo chí cách mạng Việt Nam và cũng là nhà báo lỗi lạc của nền báo chí ấy. Người đã sáng lập ra 9 tờ báo: Người cùng khổ (Le Paria năm 1922), Quốc tế Nông dân (1924), Thanh Niên (1925), Công Nông (1925), Lính Kách mệnh (1925), Thân Ái (1928), Việt Nam Độc lập (1941), Cứu quốc (1942) và Tạp chí Đỏ (1930). Người cũng chỉ thị thành lập Đài phát thanh Quốc gia (nay là Đài Tiếng nói Việt Nam) ngày 7/9/1945; thành lập Hãng tin Quốc gia (nay là Thông tấn xã Việt Nam) ngày 15/9/1945; báo Sự Thật (nay là báo Nhân Dân), ngày 11/3/1951.

        Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng trên 170 bút danh để viết trên 2.000 bài báo bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, nhiều thể loại khác nhau (chính luận, tiểu phẩm, truyện, ký và thơ...) đề cập đến toàn bộ các vấn đề rộng lớn của cách mạng, của đời sống xã hội. Người luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng của người làm báo: “Nói đến báo chí trước hết phải nói đến những người làm báo”, “Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”, “Tờ báo chỉ là giấy trắng mực đen mà thôi. Nhưng với giấy trắng mực đen ấy, người ta có thể viết những bức tối hậu thư”.

     Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua hơn 30 năm đổi mới, báo chí nước ta đã đi đầu trong việc định hướng tư tưởng, góp phần giữ vững ổn định chính trị – xã hội, tích cực đấu tranh chống tham nhũng và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; là một trong những động lực trực tiếp tham gia và thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trong những năm qua Báo Người Lao động luôn đồng hành cùng với sự phát triển của đất nước, phát huy tốt vai trò cơ quan ngôn luận của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Thông qua các chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển”, Cuộc thi “Lắng nghe người dân hiến kế”, Giải Mai vàng, Cuộc thi ảnh “Thiêng liêng cờ Tổ quốc”… đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động, lan tỏa tinh thần tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

       Một số hình ảnh:

Ảnh1

Ảnh2

Ảnh4

5 Copy

6 Copy


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh

Số 1 Nguyễn Tất Thành
Phường 12 – Quận 4 – TP Hồ Chí Minh
Tel : (028) 38255740 - 39401053
Fax: (028) 39402060
Email: bt.cn.svhtt@tphcm.gov.vn 
@ 2013 All right Reverved
 

 

Giới Thiệu Bảo Tàng

Thời Gian Mở Cửa

Thứ ba  đến chủ nhật

Sáng  : 7h30 đến 11h30

Chiều : 13h30 đến 17h

Đường tới bảo tàng

bang do duong di